Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Posted by Unknown | File under :

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Y Học Sinh Sản của TS Dana Gossett (ĐH Y Northwestern ở Mỹ) thì phụ nữ sau sinh lần đầu có những triệu chứng lo lắng, hoang mang, ám ảnh nhiều nhất so với bất kỳ thời điểm nào trong đời.



Một nghiên do TS Jennifer Shu ở Atlanta tiến hành, sử dụng 20 câu hỏi để kiểm tra cụ thể mức độ lo lắng của một số phụ nữ sau sinh thì thấy rằng 17% có triệu chứng lo lắng, 5% cho thấy xu hướng mắc trầm cảm. Từ hai nghiên cứu trên, chúng ta nhận thấy rằng mỗi cặp vợ chồng nên tự mình trang bị kiến thức trước khi có con để không phải rơi vào tình trạng trên và tự tin chăm sóc con cái của mình.

Trong số hơn 400 người phụ nữ tham gia các xét nghiệm sàng lọc các chứng rối loạn tâm lý do các nhà nghiên cứu đưa ra thì có đến 11% các bà mẹ có triệu chứng này khi mới sinh con, 50% xảy ra khi đã sinh được sáu tháng và 5,4 % xảy ra lúc tròn sáu tháng. Nguyên nhân là phụ nữ thường băn khoăn liệu sự chăm sóc của họ có đảm bảo sức khỏe cho đứa con mới sinh của họ hay không.

Suckhoe68.com theo phapluattp.vn

Tag: tu van tam lytam ly phu nu, phu nu sau khi sinh

Tin liên quan:

Đi tìm nguyên nhân dẫn đến stress của phụ nữ sau sinh


Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Posted by Unknown | File under :

Nguyên nhân gây stress ở phụ nữ sau khi sinh

Hiện nay có tới hơn 70% số người bị stress sau sinh là những người sinh con đầu lòng. Vậy có thể thấy, nguyên nhân chính dẫn đến việc các bà mẹ bị căng thẳng chính là do thiếu kinh nghiệm và không có sự chuẩn bị tốt về mặt tâm lý sau sinh. Bên cạnh đó, có những người mẹ chỉ phải đối mặt với một vài mối lo lắng khi nuôi con, nhưng cũng có những người mẹ gần như bị ngập chìm trong stress bởi có quá nhiều căng thẳng, áp lực mà họ phải đối mặt:


Không có thời gian cho bản thân: Sau khi có con, người phụ nữ luôn bận rộn, ít có thời gian để chăm sóc bản thân hay đơn giản là giữ gìn sức khoẻ của chính mình. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng ít để tâm tới các mối quan hệ khác, kể cả với người chồng của mình. Do đó, các bà mẹ rất dễ bị stress.

Khó khăn về tài chính: Em bé ra đời sẽ mang đến nhiều áp lực về mặt tài chính. Bạn phải “đau đầu” để trang trải nhiều khoản, gánh nặng ngày càng tăng.

Không có được sự quan tâm, sẻ chia: Bạn phải tự mình làm tất cả mọi chuyện mà không nhận được sự giúp đỡ của chồng, người thân.

Sinh con không như ý muốn: Về giới tính, ngoại hình, thiếu tháng, con bị bệnh, đau yếu, nhẹ cân ...

Sự thay đổi cơ thể: Cảm giác đau, vóc dáng, bệnh trĩ, táo bón…

Những vất vả khi nuôi con: Cho con ăn, con quấy khóc, thiếu ngủ vì phải thức đêm, kiêng cữ …

Stress vì thương con: Mọi người mẹ đều yêu thương và lo lắng cho con và họ luôn cảm thấy con mình thật bé nhỏ, cần được nâng niu, che chở. Chính điều này đã mang lại stress cho các bà mẹ bởi họ luôn lo sợ những điều không hay sẽ đến với con mình.

Tự tạo áp lực cho mình: Các bà mẹ thường lo lắng và tự hỏi không biết mình đã hoàn thành tốt vai trò một người mẹ hay chưa.

Những biểu hiện

Tâm lý người mẹ lúc này rất phức tạp, hay cáu gắt, khóc lóc, buồn chán vô cớ, khó chịu với sự có mặt của nhiều người, đôi khi lại trở nên chán nản, muốn buông xuôi, không thiết làm gì cả. Có khi cảm thấy có lỗi với con vì chưa chăm sóc con chu đáo, như ý muốn, tự trách mình không phải là một người mẹ tốt. Có khi lại cảm thấy căm ghét đứa con của mình, không muốn có nó trên đời...
Hậu quả

Stress sau sinh nếu kéo dài có thể khiến bà mẹ bị mất sữa, ảnh hưởng đến việc chăm sóc bé. Hơn thế, sức khỏe của bà mẹ cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, bởi stress có thể khiến đầu óc mệt mỏi, chán ăn, ngủ không có giờ giấc hoặc mất ngủ. Điều này rất có hại cho sản phụ.

Một nghiên cứu mới đây cho biết: Mẹ cáu gắt, stress cũng ảnh hưởng đến tâm tính của con. Con sẽ quấy khóc kể cả khi đã lớn. Đặc biệt, không khí gia đình  lúc nào cũng "sôi sục", nặng nề, vợ chồng không thể hòa hợp, các mối quan hệ khác trong gia đình cũng bị ảnh hưởng, lúc nào cũng trực “nổ tung” bởi tâm lý "thất thường" của sản phụ.




(Theo Mangthai.vn )

Tin liên quan:

Tinh thần suy sụp nhiều hơn sau khi sinh


Posted by Unknown | File under :

Cáu gắt, buồn rầu, xa lánh con…

Theo BS. Phạm Ngọc Thanh, có con là một niềm vui lớn, nhưng đồng thời sinh con cũng gây ra những căng thẳng về mặt tinh thần và thể chất. Vấn đề làm mẹ càng khó khăn hơn đối với các phụ nữ nuôi con một mình hay những cặp vợ chồng không có thân nhân ở gần để giúp đỡ, nương tựa.

Theo BS Lê Quốc Nam nếu các triệu chứng trên chỉ diễn ra trong khoảng 1 tuần sau sinh thì đây là một phản ứng bình thường, được ví như một “cơn buồn thoáng qua”. Nhưng nếu kéo dài hơn 10 ngày hoặc các triệu chứng ngày càng nặng hơn thì bệnh nhân có thể bị rối loạn trầm cảm sau sinh.

BS sĩ Lê Quốc Nam, Phòng khám tâm lý y khoa, tâm thần kinh Quốc Nam (TP HCM) thì sau khi vượt cạn, một số phụ nữ xuất hiện tình trạng thay đổi cảm xúc như chợt vui, chợt buồn hoặc tự nhiên khóc không lý do, lo âu, dễ bị kích thích, khó tập trung chú ý, mất cảm giác ngon miệng hoặc khó ngủ dù cho đứa con không quấy rối gì về đêm. Người bệnh luôn cảm thấy buồn, ăn mất ngon dẫn đến sụt cân, khó ngủ, luôn cảm thấy mệt mỏi nhưng không phải do làm việc quá sức, thường hay khóc không lý do, cảm thấy bản thân vô giá trị hoặc bị một tội lỗi gì ghê gớm, cảm thấy bồn chồn, lo âu, dễ tức giận.

Sản phụ không còn cảm thấy thích thú đối với những hoạt động ưa thích trước kia như xem phim, nghe nhạc…, không quan tâm đến những sự việc xung quanh, luôn cảm thấy bi quan về tương lai và có ý nghĩ về cái chết. Họ cũng không muốn chăm sóc con hay sợ rằng mình sẽ làm hại đứa bé. Các triệu chứng trên thường xuất hiện trong vòng 4 tuần đến 3 tháng sau sinh.

Đi tìm nguyên nhân
BS. Phạm Ngọc Thanh cho hay, chứng bệnh này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau khi em bé chào đời. Sau khi sinh con, việc người phụ nữ thấy xúc động hay lo lắng là chuyện bình thường. Nhưng nếu triệu chứng này kéo dài quá 2 tuần, hoặc nếu có các triệu chứng dưới đây, thì người mẹ nên tìm đến chuyên viên tâm lý hoặc tâm thần để được giúp đỡ:


  • Cảm thấy xuống tinh thần, không thấy niềm vui hay sự thích thú trong cuộc sống hằng ngày;
  • Ăn không thấy ngon, hoặc không muốn ăn gì cả;
  • Sau khi sinh được vài tháng mà vẫn cảm thấy uể oải, kiệt lực;
  • Khóc lóc, bực bội, lo lắng, hoang mang, cảm thấy bất ổn;
  • Đột nhiên thấy sợ hãi, không dám ở nhà một mình;
  • Không muốn đi ra ngoài, hoặc không muốn gặp gỡ ai.


BS. Lê Quốc Nam cho biết, nguyên nhân chính xác gây trầm cảm sau sinh hiện nay chưa rõ nhưng có giả thiết cho rằng sự thay đổi vài loại nội tiết tố sinh dục trong khi có thai và ngay sau khi sinh có thể góp phần vào quá trình sinh bệnh này. Đôi khi “thủ phạm” đến từ nguyên nhân tâm lý, nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có cuộc sống hôn nhân không hòa thuận hay ít có người thân hoặc bạn thân để tâm sự; những sản phụ sinh khó hay sau sinh ít được người thân giúp đỡ trong việc chăm sóc bản thân và em bé có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Ngoài ra, những người đã từng bị trầm cảm trước đó cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao.

Nếu thời gian đầu khi mới xuất hiện các triệu chứng như lo âu, căng thẳng, chán nản… mà không quan tâm giúp đỡ, đưa bệnh nhân đi khám kịp thời thì về sau bệnh nặng thêm, có khả năng xuất hiện thêm triệu chứng loạn thần như ảo giác hay hoang tưởng. Lúc này sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Theo các bác sĩ, để tránh chứng bệnh trên, các sản phụ cần chuẩn bị cẩn thận trong lúc đang có thai như:


  • Tránh những thay đổi lớn trong thời gian gần ngày sinh (ví dụ: Dọn nhà, sửa nhà, thay đổi việc làm).
  • Chuẩn bị việc sinh đẻ bằng cách tham gia khóa hướng dẫn trước khi sinh.
  • Chuẩn bị tinh thần người chồng để chồng giúp vợ chăm sóc con.
  • Sắp xếp nhờ thân nhân, bạn bè giúp đỡ sau khi sinh con.
  • Nếu đã từng bị suy sụp tinh thần rồi, thì nên báo cho bác sĩ biết khi đi thăm thai.




Theo Giadinh.net.vn

Tin liên quan:

Trống vắng nỗi lòng của phụ nữ sau sinh


Posted by Unknown | File under :


- Sinh con là niềm hạnh phúc vô bờ của phụ nữ. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành thiên chức vô cùng lớn lao đó, nhiều bà mẹ trẻ rơi vào sự tủi thân, cô đơn, thậm chí tuyệt vọng vì cảm thấy mình không được quan tâm đủ đầy…

…bỗng hụt hẫng
 
Và rồi cái ngày mà họ chờ đợi đã đến. Em bé được sinh ra sau cơn trở dạ đầy đau đớn của người mẹ. Niềm hạnh phúc vỡ òa. Tưởng như, từ đây, niềm hạnh phúc sẽ nhân lên gấp bội với gương mặt thiên thần của họ. Thế nhưng, nhiều bất hạnh cũng bắt đầu từ đây và thậm chí, có đôi đã phải chia tay nhau.

Ngay đêm đầu tiên sau khi sinh con, đang còn ở trong bệnh viện, chị Lâm đã khóc hết nước mắt. Chồng chị, kể từ sau khi ngắm nghía cậu con trai bụ bẫm, kháu khỉnh đã “biến” mất khỏi bệnh viện để đi… ăn mừng với bạn bè. Mẹ chồng chị, còn mải ở nhà lo mời thầy cúng, làm lễ… nên cũng không có thời gian để ý đến con dâu. Mẹ đẻ Lâm cũng bận đi chợ, nấu nướng mang vào cho con gái, rồi lại mang quần áo tã lót về nhà giặt giũ, thế là chỉ có hai mẹ con thui thủi với nhau trong bệnh viện.

Về nhà, mọi chuyện cũng chẳng khá gì hơn. Chồng Lâm đi làm hôm nào cũng về muộn vì còn mải đi khao bạn bè. Sau đó, anh vẫn tiếp tục về muộn vì lý do, vợ mải chăm con, việc nhà thì đã có người giúp việc và bà nội, bà ngoại nên anh chẳng có gì làm… Thế là, kể từ sau nụ hôn cảm ơn vợ lúc sinh em bé, Lâm không còn cảm nhận được sự quan tâm của chồng nữa. Có chăng là những lần giục vợ ăn nhiều lấy sữa cho con, mà nếu chị không ăn thì lại bị anh gắt gỏng, bảo vợ là không thương con. Mấy tháng nghỉ sinh ở nhà trông con là mấy tháng chị Lâm sống trong nỗi tủi thân, buồn khổ và hụt hẫng. Niềm vui cùng nhau chờ đợi đứa con đầu lòng vụt tắt, thay vào đó là sự trách móc, chỉ trích và những giọt nước mắt…

Mẹ chồng chị Minh Hà, cũng giống như nhiều bà mẹ chồng khác, lúc này chỉ quan tâm đến cháu của họ. Cô con dâu yêu quý, bỗng chốc “ra rìa”. Họ chỉ bắt con dâu ăn những món “lợi sữa” mà không quan tâm xem có hợp khẩu vị hay không. Ngoài ra, nhiều bà mẹ chồng cũng bắt đầu chỉ trích con dâu là không biết chăm cháu họ, khiến các chị cảm thấy mình bị coi thường.

“Tôi có cảm giác giống như người đẻ thuê vậy. Đứa con sinh ra giống bên nội như đúc mà chẳng có nét nào của tôi cả. Đã thế, cả gia đình nhà chồng lại cứ xúm vào thằng bé mà chẳng ai hỏi tôi xem có mệt không. Mẹ chồng tôi thì mải chuyện trò, tiếp khách và khoe cháu, nhưng tuyệt nhiên không có một lời về cái người đã sinh cháu cho bà. Có phải đứa bé trên trời rơi xuống đâu. Tôi mang nặng, đẻ đau cơ mà” – chị Minh Hà buồn bã tâm sự.

Khi lúc trước bạn như đang ở trên mây…. 


Anh nâng niu, chăm sóc chị từng li từng tí
9 tháng mang thai là 9 tháng chị Lâm vô cùng hạnh phúc. Kể cả lúc mới lấy nhau, chị cũng không được chồng yêu chiều bằng giai đoạn này. Anh nâng niu, chăm sóc chị từng li từng tí, mua đủ loại món ăn bổ dưỡng cho vợ. Hồi nghén, nửa đêm chị thèm ăn bánh bao, anh cũng đi mua, trời mưa gió rét, chị thèm ăn cóc dầm, mà phải là cóc dầm ở trước cửa rạp tháng 8. Không phải hàng nổi tiếng, nhưng vì chị đã quen vị nên mặc dù nhà ở Cầu Giấy, anh cũng đến tận Phố Huế mua cho vợ. Ai dè, chị bán cóc nghỉ, anh lọ mọ hỏi thăm, vào tận nhà chị ta ở phố Mai Động để mua. Chị thấy mình thật hạnh phúc.

Trong khi đó, Minh Hà thì thấy mình quá may mắn khi có bà mẹ chồng hết lòng thương con dâu. Có bầu trước 2 tháng mới cưới, nhưng mẹ chồng chị không hề tỏ ý trách mắng hay coi thường mà còn vô cùng mừng rỡ. Bà chăm con dâu tỉ mỉ còn hơn chăm con gái. Mỗi ngày, bà đều nấu cá chép, cẩn thận gỡ từng cái xương cho con dâu. Bà mua sách, đọc rồi chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng để bồi bổ cho chị. Cảm động trước tình cảm của mẹ chồng, Minh Hà dù không muốn cũng cố ăn cho bà vui lòng.

Không chỉ được chồng hay mẹ chồng chăm sóc, quan tâm tận tình, chiều chiều, người ta có thể bắt gặp rất nhiều ông chồng trẻ nắm tay cô vợ đang mang bầu dạo bước quanh bờ hồ hay tại những khuôn viên của các khu chung cư mới. Những lúc ấy, người chồng thường có những cử chỉ rất âu yếm, còn cô vợ thì mắt ngời lên niềm hạnh phúc, khiến người khác phát ghen.

Tất cả họ, từ chính bản thân người phụ nữ mang thai và cả gia đình đều đang nóng lòng chờ đón sinh linh bé nhỏ chào đời.

Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia tâm lý cho rằng, cảm giác tủi thân, cô đơn và thấy như mình bị bỏ rơi rất dễ xảy ra đối với phụ nữ sau sinh. Mặc dù đây không hẳn là loại bệnh loạn thần, trầm cảm cần đến bác sĩ điều trị, nhưng liệu pháp tâm lý của gia đình là rất quan trọng. “Thường thì phụ nữ trước khi sinh đều là tâm điểm của mọi sự quan tâm, chăm sóc. Nhưng đến khi sinh con xong, “rốn vũ trụ” lại chuyển sang đứa bé nên họ rất dễ cảm thấy hụt hẫng. Ngoài ra, sau những tháng mang nặng, rồi đẻ đau, họ cũng mong muốn cảm nhận được sự biết ơn của người chồng, cũng như gia đình nhà chồng. Vì vậy, khi thấy không được thỏa mãn, người phụ nữ sau sinh rất dễ suy nghĩ, thậm chí suy diễn cho rằng tình cảm của chồng đã thay đổi. Có người nghĩ rằng vì mình sinh xong trông béo và xấu đi nên không hấp dẫn chồng. Cũng có người cho rằng chồng chỉ cần con chứ không vợ…”

Với những phân tích như trên, chuyên gia này khuyên rằng, các ông chồng cần hết sức tế nhị và quan tâm đến vợ sau khi sinh. Không cần phải là những việc to tát mà chỉ cần những hành động tuy nhỏ nhưng ý nghĩa, đôi khi chỉ là một ánh nhìn, một cái vuốt tóc hay nắm tay, mua một món quà mà vợ thích, hay thậm chí khen vẻ đẹp mặn mà của phụ nữ sau sinh… cũng khiến cho các bà vợ cảm thấy được chia sẻ và bớt cảm giác tủi thân. Đây sẽ là những sự động viên rất có giá trị giúp phụ nữ vượt qua giai đoạn khủng hoảng sau sinh.

Ngoài những lý do trên thì còn một lý do quan trọng khiến các bà mẹ trẻ rất dễ tủi thân sau khi sinh con, đó là thiếu những cử chỉ âu yếm của người chồng. Do có em bé, sinh con xong vợ chồng thường hay ngủ riêng. Lâu dần thành quen. “Trừ những lúc muốn làm “chuyện ấy”, còn thì anh ấy rất dửng dưng, không hề ôm vợ trong lúc ngủ như trước. Tôi muốn cho bé nằm nôi thì anh ấy bảo sợ con ngủ một mình không an toàn. Tôi thấy tủi thân quá. Từ lúc sinh con xong, cứ như là mình mất chồng vậy” - một phụ nữ mới sinh tâm sự.



Tin liên quan:

Tâm lý phụ nữ sau sinh



Posted by Unknown | File under :

Mang thai và sinh con là một quá trình đầy thử thách, mới mẻ và bí ẩn đối với phụ nữ. Họ có thể cảm nhận rất rõ những thay đổi về vóc dáng, làn da và cả trạng thái tinh thần. Đôi khi chính họ cũng bị bất ngờ trước những biến đổi của bản thân và đã có không ít các bà mẹ trẻ, do không được chuẩn bị tốt về mặt tâm lý để đón nhận sự kiện trọng đại này nên khi sinh con, họ lúng túng và ngỡ ngàng.

Những quan niệm không đúng ảnh hưởng đến tâm lý người mẹ:

Quên mất bản thân
Bạn quá bận rộn với bé mà quên mất sở thích của bản thân như đọc sách hay xem ti-vi, điều đó đôi khi khiến bạn bị stress. Hãy dành cho bản thân mình mỗi ngày dù là chỉ 15 phút để làm những công việc yêu thích.

Tránh gần chồng
Người phụ nữ sau sinh thường cho rằng chồng phải tự hiểu giai đoạn này, phải hạn chế tối đa sự gần gũi với vợ mình, thực ra bạn hoàn toàn có thể gần gũi chồng bằng cách quan tâm, âu yếm để chồng không cảm thấy bị bỏ rơi.

Phản ứng với cách chăm sóc bé của người thân
Bạn không thích cách chăm bé kiểu truyền thống của bà nội vì cho rằng nó không khoa học, điều đó có thể gây ra sự căng thẳng. Hãy thay đổi thói quen của mọi người từ từ bằng cách thuyết phục hoặc nhờ “trung gian” như bác sĩ nhi khoa, hay họ hàng can thiệp thay vì một phản ứng tức thời.

Tin vào mọi điều
Vừa sinh em bé, thậm chí ngay cả khi bé chưa chào đời, bạn đã buộc phải tiếp nhận hàng loạt những kiến thức, kinh nghiệm Đông - Tây - kim cổ về việc chăm sóc trẻ. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên làm theo kiến thức đã học từ bác sĩ, bởi chỉ có bạn mới hiểu rõ nhất bản thân và con của mình.

Tự tay làm hết mọi việc
Điều đó chỉ khiến bạn trở thành một người mẹ đầu bù tóc rối và cau có. Bạn hãy san sẻ bớt công việc cho những người xung quanh. Hãy nhờ bà nội bế bé, nhờ chồng thay tã... Người mẹ sẽ thảnh thơi hơn để nghỉ ngơi lấy lại sức.

Tâm lý người mẹ sau sinh
Sinh con, người mẹ trở nên hạnh phúc hơn bao giờ hết nhưng cùng với niềm vui vô bờ là sự mệt mỏi, căng thẳng và lo lắng hoặc những biểu hiện tâm lý bất thường như: khóc không lý do, cáu gắt, khó suy nghĩ, bồn chồn, lo lắng… Khi đó, mẹ sẽ không đủ sức khỏe và tâm trạng để chăm sóc và vui cùng con. Bằng cảm quan của trẻ nhỏ, bé chắc chắn sẽ không vui khi thấy khuôn mặt mẹ mệt mỏi, ủ rũ. Do đó, các bà mẹ cần được chuẩn bị tốt về mặt tâm lý và cần nhận thức đúng về tính chất đặc biệt của thời kỳ sinh nở. Nếu như được chăm sóc bởi một người mẹ luôn yêu đời, vui vẻ, bé yêu của bạn sẽ có sự phát triển tâm hồn toàn diện từ lúc bé thơ cho đến khi trưởng thành. Bé sẽ là người giàu cảm xúc, nhân hậu, biết yêu thương và quan tâm đến người khác. Hơn nữa, tinh thần người mẹ thoải mái, không lo âu, vui vẻ là một trong những điều kiện quan trọng để duy trì nguồn sữa tiết ra cho bé bú.

Cùng con vui cuộc sống mới
Vì con, người mẹ nên gạt bỏ những nỗi lo lắng để có một trạng thái tinh thần vui vẻ, yêu đời, nên lập một kế hoạch “cùng con vui cuộc sống mới”. Các bà mẹ cần được chuẩn bị tốt về mặt tâm lý để đón nhận và làm quen với cuộc sống và vai trò mới của mình. Nếu biết cách điều tiết hoạt động sao cho nhẹ nhàng và vừa sức, biết chăm sóc bản thân, và ăn uống đầy đủ để có nguồn sữa cho con và tập thể dục đều đặn để giữ cho cơ thể gọn gàng… thì nhất định các bà mẹ sẽ cảm thấy thăng bằng và vui vẻ hơn. Mỗi ngày nên dành một khoảng thời gian nhỏ cho các thú vui riêng hoặc kết hợp nó với việc chăm con. Ví dụ, mẹ thích nghe nhạc có thể tắm cho con trong tiếng nhạc du dương hoặc tranh thủ đọc vài trang sách, xem ti-vi, tập một bài tập yoga trong khi đợi con thức dậy… Người mẹ vui vẻ không chỉ khiến cho không khí gia đình luôn tràn ngập tiếng cười, mà còn giúp lấy lại sức khỏe lẫn tinh thần để chăm sóc bé tốt hơn. Bên cạnh đó, nếu được gia đình và người thân quan tâm và chia sẻ, bà mẹ sẽ cảm thấy yên lòng, vui vẻ. Được sự khích lệ và hỗ trợ trong việc chăm sóc con nhỏ, cùng với chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, mẹ sẽ có sức khỏe tốt, tinh thần thư thái và yêu đời. Một bà mẹ khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần chắc chắn sẽ cho con sự chăm sóc tốt nhất, để bé phát triển toàn diện ngay từ những ngày tháng đầu đời.




Chuyên gia tâm ly LÝ THỊ MAI
Giám đốc Công ty Tâm lý học ứng dụng TP.HCM

Tin liên quan:

Rối loạn tâm lý phụ nữ: Thường gặp ở phụ sau khi sinh


Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Posted by Unknown | File under :

Giai đoạn cuối của thời kỳ thai nghén và chính sự sinh đẻ có thể là nguyên nhân của những rối nhiễu khi cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều biến đổi, đặc biệt về nội tiết. Trong những ngày đầu sau sinh, người phụ nữ thường phải chịu nhiều đau đớn, khó chịu, lại phải thường xuyên chăm sóc con, đêm không được ngủ yên giấc; mối quan hệ với chồng cũng thay đổi, đặc biệt là sau sinh đứa con đầu lòng... Do đó, nếu không nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ của thầy thuốc, gia đình và xóm giềng, người phụ nữ có thể bị một trong 3 kiểu rối nhiễu tâm lý sau sinh như sau:

- Trầm cảm: Là trạng thái trầm cảm kéo dài hơn với những biểu hiện về tình cảm: người phụ nữ trong tình trạng âu sầu, trầm cảm, khó chịu. Có thể có những biểu hiện về nhận thức và đời sống như mất ngủ, không muốn ăn, rối loạn về khả năng tập trung, mất ham muốn tình dục. Trầm cảm sau sinh không phải là một loại trầm cảm đặc biệt nhưng với một số phụ nữ thì hoàn cảnh đặc biệt sau sinh, phối hợp với chức năng làm mẹ có vai trò trong sự phát sinh bệnh. Rối loạn chức năng của tuyến giáp trạng sau sinh cũng có thể là một yếu tố góp phần. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh nặng khoảng 6% và giai đoạn dễ bị trầm cảm nhất là từ tuần thứ 8 cho đến tuần 20.

Việc điều trị có thể gồm tâm lý liệu pháp cùng các thuốc chống trầm cảm và không có gì khác so với việc điều trị trầm cảm nói chung. Người ta đã nghiên cứu và thấy rằng nếu có sự hỗ trợ, chăm sóc của người thân thì tỷ lệ những phụ nữ bị trầm cảm sau sinh giảm nhiều. Để phòng ngừa trầm cảm thì việc hỗ trợ tâm lý cho người phụ nữ chuyển dạ xem ra cũng quan trọng. Một nghiên cứu về sự có mặt của người chồng trong lúc người vợ chuyển dạ cho thấy tỷ lệ trầm cảm và lo sợ 6 tuần sau sinh thấp hơn.

- Rối nhiễu tâm thần: Là một bệnh nghiêm trọng hơn nhiều, cần phân biệt với cả hai trạng thái trầm cảm nói trên. Bệnh này có tỷ lệ khoảng 0,1-0,2% tổng số phụ nữ sau khi sinh.

- Buồn bã: là những rối loạn tính tình nhẹ, thể hiện sự bất ổn về tình cảm (tự nhiên có lúc khóc vô cớ, mất ngủ, vui quá mức, lo hãi, nhức đầu, hay cáu gắt...). Bệnh thường xảy ra trong tuần đầu sau sinh, kéo dài từ vài tiếng đồng hồ cho đến 10 ngày rồi tự nhiên khỏi. Vì bệnh buồn sau sinh hay xảy ra (30-70%) nên đôi khi được coi là sự cố sinh lý bình thường. Người ta cho rằng những thay đổi sinh học trong tuần đầu sau sinh là nguyên nhân gây ra chứng này.


Những triệu chứng thường bắt đầu vào cuối tuần thứ nhất, đôi khi vào tuần thứ hai sau sinh nhưng ít khi muộn hơn. Người phụ nữ tỏ ra sợ hãi, bứt rứt, đôi khi cuồng với những ý nghĩ hoang tưởng hoặc ảo giác. Bệnh nhân phản ứng một cách không bình thường với cả người thân trong gia đình. Dần dần càng bộc lộ rõ có rối nhiễu tâm thần và nhân cách của người bệnh, có thể trở nên nguy hiểm cho chính bệnh nhân và trẻ sơ sinh. Trường hợp này, nên đưa bệnh nhân vào điều trị tại khoa tâm thần hoặc bệnh viện và nên cùng với con. Bệnh rối nhiễu tâm thần như thế không thể phân biệt được với các bệnh rối nhiễu tâm thần khác, tuy nhiên thời điểm bệnh bộc lộ ra rõ ràng là không trùng hợp. Điều này có thể khẳng định được nhờ thực tế cũng người phụ nữ ấy ở kỳ thai nghén sau lại càng có nhiều nguy cơ tái phát rối nhiễu tâm thần sau sinh. Những phụ nữ này cũng tăng nguy cơ bị rối nhiễu tâm thần trong các hoàn cảnh nhiều stress khác.

Nhiệm vụ của người chăm sóc là cảnh giác và chẩn đoán kịp thời; cần quan tâm đến tiền sử bị rối nhiễu tâm thần của người phụ nữ để đề phòng những bệnh có thể xảy ra. Khi đã có những dấu hiệu rõ ràng của bệnh rối nhiễu tâm thần thì cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện hoặc phòng khám để được hỗ trợ và điều trị.

Để phòng và tránh những rối loạn trên, vai trò của gia đình đặc biệt là người chồng là hết sức quan trọng. Người chồng cũng như mọi thành viên trong gia đình cần quan tâm chia sẻ bớt những sự nhọc nhằn của người phụ nữ sau sinh trong việc chăm sóc con cũng như cùng người phụ nữ vượt qua những thay đổi để sắp xếp hoà nhập lại với cuộc sống và công việc của mình.


Tag: tu van tam lytam ly phu nu, phu nu sau khi sinh

Suckhoe68.com theo Giaoducsuckhoe.net



Posted by Unknown | File under :

Tình trạng lãnh cảm tình dục ở phụ nữ trẻ ngày càng phổ biến. Không ít các bạn trẻ tâm sự rằng chuyện ấy gần như là cực hình, họ chỉ làm theo trách nhiệm, nghĩa vụ và chiều chồng vì sợ chàng đi ăn phở.

Và nguyên nhân khiến phụ nữ thờ ơ với “yêu” chủ yếu là do tâm lý và một phần do nội tiết tố và sức khỏe, do thái độ của người chồng, do bệnh về cơ quan sinh dục.


Do tâm lý, do nội tiết tố và sức khỏe


Rất nhiều phụ nữ sau khi sinh con cũng rơi vào cảnh không còn thấy hứng thú với chuyện chăn gối dù trước đó rất sung mãn. Thật dễ hiểu thôi, do cuộc sống có nhiều xáo trộn: mệt mỏi khi chăm sóc con, phải thức khuya dậy sớm, cơ thể có nhiều thay đổi khiến họ mất tự tin...



Do bệnh phụ khoa

Phụ nữ lãnh cảm tình dục còn do nguyên nhân khách quan mang lại - đó chính là bệnh khó nói về cơ quan sinh dục, về nội tiết, các bệnh lây truyền qua đường tình dục vô tình mắc phải. Những bệnh phụ khoa khiến phụ nữ cảm thấy khó chịu, ngại ngùng, đau đớn nên khi gặp gỡ, họ thấy đau và không đạt khoái cảm. Có nhiều người, các tuyến nhờn ở đường sinh dục chế tiết kém khiến bộ phận sinh dục nữ bị khô nên khi quan hệ với chồng rất khó khăn, thậm chí bị đau, mất cảm giác...


Để khắc phục lãnh cảm tình dục ở phụ nữ trẻ, hãy kiên trì, chủ động và bình tĩnh. Bạn nên trao đổi với chồng nếu như bạn có những khúc mắc trong chuyện ấy, bạn nên thẳng thắn chân thành đưa ra những lời khen hay chê vào thời điểm thích hợp để từ đó cả hai cùng đưa ra những giải pháp tối ưu để cùng lên thiên đường hạnh phúc. Mặt khác, khi bạn bị mắc các bệnh khó nói, hãy tới ngay bác sĩ sản phụ khoa để được khám và tư vấn, điều trị dứt điểm.       

   
Do thái độ của chồng

Một nguyên nhân nữa khiến phụ nữ ngại yêu chính là thái độ của đối tác - người chồng. Có thể, họ quá vồ vập hay quá thờ ơ trong mỗi lần gặp gỡ khiến phụ nữ cảm thấy chán nản, lâu dần dẫn đến lãnh cảm. Hoặc có thể, người chồng chưa biết điểm G ở đâu để thức tỉnh cảm giác, kích thích hệ thống bôi trơn hoạt động khiến người vợ bị đau, rát mỗi khi quan hệ. Hơn nữa, bản thân người chồng mắc phải chứng “chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền”, “trên bảo dưới không nghe” nên chuyện hai vợ chồng cùng lúc lên đỉnh là không thể có, điều này cũng khiến phụ nữ thấy thất vọng, chán chuyện ấy.


Tag: tu van tam lytam ly phu nu, phu nu sau khi sinh


Suckhoe68.com theo Sức khỏe Đời sống